Bán hàng đa kênh (hay còn gọi là Omnichannel) đang là phương thức đang được nhiều cá nhân, thương hiệu vận dụng để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh ngày nay. Việc sử dụng các phần mềm bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động từ thông tin khách hàng, tình trạng hàng tồn kho, trạng thái của đơn hàng cho đến doanh thu định kỳ…

Vậy bán hàng đa kênh là gì và nó giúp ích cho người bán hàng như thế nào? Trong bài viết này Odii sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức cơ bản về bán hàng đa kênh và cách để bán hàng đa kênh một cách hiệu quả.

Bán hàng đa kênh là gì và lợi ích

Mô hình bán hàng đa kênh là một phương pháp kinh doanh nhằm cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua hàng liền mạch và tích hợp trên nhiều kênh tiếp cận khác nhau, bao gồm cả các cửa hàng vật lý, trang web, các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng di động và nhiều hơn nữa.

Mục tiêu của omnichannel là cho phép khách hàng tương tác với một thương hiệu hoặc doanh nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

Loi ich cua ban hang da kenh

Omnichannel giúp cho doanh nghiệp tăng cường khả năng tương tác với khách hàng, nâng cao trải nghiệm mua hàng và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận tiện, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Bán hàng đa kênh có rất nhiều ưu điểm. Trong đó phải kể đến những lợi ích chính yếu sau:

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng được bức tranh tổng quan, toàn diện và chính xác hơn về tệp khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ trên các kênh bán hàng khác nhau. Thông qua các dữ liệu đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Không gian tiếp cận khách hàng được mở rộng thông qua các kênh như: Facebook, Zalo, Shopee, TikTok...Có thể tương tác nhiều hơn với người dùng ở kênh yêu thích của họ, từ đó cải thiện được chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
  • Tăng độ phủ sóng cho thương hiệu trên các kênh, tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc khách hàng, chỉ cần quản lý tại 1 nơi duy nhất từ đó tăng lượt chuyển đổi chốt đơn thành công.

Kinh nghiệm bán hàng đa kênh cho người mới bắt đầu

Mặc dù những lợi ích mà bán hàng đa kênh đem lại cho doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên để có thể quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả, người mới bắt đầu nên áp dụng những kinh nghiệm sau:

Kinh nghiem ban hang da kenh

Lấy khách hàng làm trung tâm

Doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng, cần tạo ra bộ hồ sơ khách hàng cụ thể để để biết họ muốn gì và đang tìm kiếm gì, từ đó bạn có thể tùy chỉnh chiến lược marketing để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có các đặc điểm khác nhau về tính cách, độ tuổi, địa vị xã hội. Doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu để có những kênh bán hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau.

Hiện nay doanh nghiệp có thể sử dụng tháp nhu cầu Maslow hoặc các phần mềm bán hàng để giúp phân loại khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau.

Tập trung vào kênh tương tác nổi bật

Có nhiều kênh để khai thác, số lượng kênh bán hàng tăng nhưng cũng đừng vì thế mà ôm đồm đẩy hàng trên tất cả các kênh. Bởi kênh bán tiềm năng chính là nơi khách hàng có thể thanh toán, điều này đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ hỗn loạn nếu không biết cách kiểm soát.

Tìm ra các kênh tương tác mà khách hàng của bạn thường xuyên sử dụng như email, điện thoại, chat trực tuyến, mạng xã hội, và tập trung phát triển các chiến lược marketing tương ứng cho mỗi kênh này.

Kết hợp các kênh mượt và sâu

Khách hàng có thể sử dụng rất nhiều nền tảng và các kênh để mua hàng. Nhưng điều này không có nghĩa tất cả họ đều là những người mua tiềm năng sẽ click vào nút dùng thử, hoặc mua hàng của bạn.

Vì vậy, bạn nên test thử bán hàng trên tất cả các kênh trong khoảng 1 tháng. Sau đó phân tích xem kênh nào có lượt tiếp cận nhiều nhất và lên chiến lược để tối ưu bán hàng trên kênh đó. Bạn cũng cần phải theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược Omnichannel của mình, đảm bảo rằng nó đang mang lại lợi ích cho thương hiệu của bạn và giúp tăng doanh số.

Đảm bảo sự thống nhất và tính hấp dẫn về thông tin sản phẩm trên tất cả các kênh

Bạn cần phải chắc chắn rằng thông tin của sản phẩm phải nằm ở một vị trí, từ đó nhân viên có thể bắt đầu truy cập, cập nhật và xuất file thông tin sản phẩm sang nhiều kênh, xuất cho khách hàng khi cần.

Khách hàng thường muốn tiếp cận với nội dung đa dạng, bao gồm các sản phẩm, thông tin khuyến mãi, bài viết trên blog, video hướng dẫn, v.v. Bạn có thể viết mô tả sản phẩm độc đáo, đáng nhớ, dí dỏm, bạn có thể nhanh chóng cải thiện được tỉ lệ CTA trên website cũng như xây dựng nội dung marketing thu hút được người dùng tại Pos và sàn thương mại điện tử.

Một số lưu ý về bán hàng đa kênh

Luu y khi ban hang da kenh

Không nên ôm đồm quá nhiều kênh, bởi sẽ khó nhận diện được nguồn lực và thế mạnh của mình. Hơn nữa, nếu bạn kinh doanh quá trên nhiều kênh mà bạn không có cách xử lý đơn hàng hiệu quả sẽ tiêu tốn thêm nhân sự để xử lý quản lý mỗi kênh khác nhau. Bạn chỉ cần làm tốt 2-3 kênh là đủ để tiếp cận khách hàng.

Khi có dự định triển khai thêm một kênh bán hàng mới, bạn cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và dự đoán tình hình, nhưng cũng phải mạo hiểm để thử. Trong trường hợp, nếu bạn kinh doanh và cảm thấy sản phẩm của mình không phù hợp với kênh này thì bạn hãy mạnh dạn rút lui để tìm kênh khác để tiếp cận khác.

Bán hàng đa kênh cần chấp nhận sự mạo hiểm. Đặc biệt là phải kiên trì trong giai đoạn đầu khi bán hàng. Sau một thời gian nhất định, có tên tuổi trên thị trường, nhiều người theo dõi thì việc bán hàng mới thuận lợi.

Trên đây là những lợi ích, kinh nghiệm và các lưu ý cho việc bán hàng đa kênh mà Odii đã tổng hợp. Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh đa kênh, hoặc đã kinh doanh nhưng chưa tìm ra được giải pháp quản lý hiệu quả trên các kênh hãy để chúng tôi giúp bạn. Đến với Odii chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm nguồn lực và chi phí.

Tham khảo Giải pháp ODII tại website https://odii.asia