Ở bài viết trước, Odii đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về tiếp thị liên kết và cách để bắt đầu tiếp thị liên kết một cách hiệu quả. Tùy theo thế mạnh và mô hình tổ chức của mỗi cá nhân và doanh nghiệp mà sẽ có những hình thức Affiliate Marketing khác nhau. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về các hình thức Affiliate Marketing phổ biến mà các doanh nghiệp thường hay áp dụng.

Hình thức CPC (Cost Per Click)

CPC được viết tắt bởi cụm từ Cost Per Click có thể hiểu là giá trị mà bạn phải trả sau mỗi lần người dùng kích chuột vào quảng cáo, CPC rất phổ biến và là hình thức cơ bản nhất trong mô hình tiếp thị liên kết. Cứ mỗi cái click chuột vào quảng cáo sẽ được coi như một lần khách hàng đang ghé thăm vào trang của bạn. Điều này thể hiện được mức độ quan tâm của khách hàng dành cho quảng cáo của bạn như thế nào. Đồng thời đây cũng là hình thức rất đơn giản và dễ dàng triển khai, nhà cung cấp sẽ thanh toán hoa hồng cho các Publisher dựa trên lượt click của khách hàng vào link trên website của Advertiser. 

Dùng CPC khi nào?

Bạn nên sử dụng CPC nếu chỉ có một chi phí giới hạn khá nhỏ cho việc chạy quảng cáo. Việc của bạn là xác định từ khóa đủ mạnh để thu hút khách hàng click. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu. Hãy sử dụng các chiêu thức ngăn chặn click tặc, click ảo để tránh thất thoát chi phí.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng CPC

Ưu điểm:

  • Tối ưu được ngân sách quảng cáo, nghĩa là trong những trường quảng cáo hiển thị đối với những người dùng không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ và họ không click vào quảng cáo đó thì bạn sẽ không bị tính phí.
  • Dễ dàng tách chi phí cho từng nhóm, quảng cáo, từ khoá từ đó điều chỉnh tăng giá thầu cho mỗi nhấp chuột với quảng cáo hiệu quả và ngược lại, hạ giá thầu với quảng cáo không hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Hình thức này rất dễ gian lận bạn không thể xác định được số lần nhấp chuột hoặc những nhấp chuột phát sinh trong cùng một thời điểm cụ thể.
  • Chi phí ngày càng tăng lên do thuật toán và tâm lý người quảng cáo đấu giá.

CPC

Hình thức CPO (Cost Per Order)

CPO (hay Cost Per Order) là cách tiếp thị liên kết mà hoa hồng được tính trên mỗi đơn đặt hàng thành công. Cụ thể, khách hàng xem sản phẩm qua link giới thiệu, hoàn thành đơn đặt hàng, xác nhận đơn hàng thành công từ phía nhà cung cấp, lúc này bạn sẽ được tính ngay một khoản hoa hồng cho mình. 

Các sản phẩm thường được áp dụng hình thức CPO là các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe, làm sạch, thực phẩm chức năng, sản phẩm sinh lý. Theo một vài con số thống kê được trên cùng một sản phẩm ngành hàng thực phẩm chức năng, tỉ lệ duyệt thành công cho chiến dịch CPO có thể lên tới 97%.

Khi nào nên dùng CPO?

CPO thường được sử dụng để đo lường sự thành công thực sự của chiến dịch quảng cáo. Bạn cũng có thể sử dụng CPO để tăng tỷ lệ chốt đơn hàng hoặc tăng độ nhận diện cho chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp.

Ưu – nhược điểm của CPO

Ưu điểm:

  • Mức hoa hồng cao, hấp dẫn. CPO có mức hoa hồng trung bình từ 300.000vnđ đến 400.000vnđ cho mỗi đơn hàng thành công. Với mức hoa hồng hấp dẫn này các ngành hàng sản phẩm của CPO đều hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, đặc biệt.
  • Tận dụng được kho landing-page có sẵn của nhà cung cấp, tăng hiệu quả tối đa với Pre Landing-page

Nhược điểm: 

  • Thời gian chờ xét duyệt và nhận hoa hồng lâu hơn so với hình thức CPC
  • Độ chính xác trong đo lường chưa cao, có thể ảnh hưởng đến việc phân tích chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp.

CPO

Hình thức CPL (Cost Per Lead)

Cost Per Lead gọi tắt là CPL là hình thức Affiliate Marketing được tính theo chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Tùy theo mục đích của mỗi Advertiser, lead ở đây có thể là thông tin khách hàng, khảo sát, điền form trả lời,.v.v. 

Khi nào nên sử dụng CPL?

Bởi đặc thù của CPL là tạo ra Lead, những người có nhu cầu và quan tâm tới sản phẩm chứ chưa phải khách hàng, do đó CPL thường được sử dụng với các ngành nghề sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao mà khách hàng cần được chăm sóc, tư vấn và cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi mua.

Đó có thể là các ngành như định cư du học, bất động sản, bảo hiểm, xe ô tô, dịch vụ y tế. Cụ thể:

  • Bất động sản: Những người có nhu cầu muốn mua dự án tuy nhiên cần tư vấn thêm về vay.
  • Bảo hiểm: Người có nhu cầu mua bảo hiểm cho gia đình và bản thân tuy nhiên cần tư vấn thêm về điều kiện ràng buộc.
  • Định cư du học: Những người muốn đi du học hay đi nước ngoài định cư nhưng cần tư vấn thêm về pháp lý.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng CPL

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ hoa hồng của việc chạy quảng cáo CPL cao hơn CPC (Cost Per Click). Điều này là bởi chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người nhấp nhiều hay ít hay số người xem, mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của từng doanh nghiệp.
  • Thành công của CPL được tính thông qua việc người xem điền thông tin đúng theo yêu cầu của nhà cung cấp mà không nhất thiết đơn hàng phải thành công. Điều này giúp các Publisher có thể nhận hoa hồng một cách đơn giản.

Nhược điểm: 

  • Khó khăn trong việc chuyển đổi lead thành khách hàng của doanh nghiệp. 
  • CPL là một đích đến khá khó khăn với nhãn hàng nào hạn chế về ngân sách và tài khoản quảng cáo. 
  • Rủi ro nếu như Lead thu về không chất lượng hay thông tin khách hàng bị khai sai.

CPL

Hình thức CPI (Cost Per Install)

CPI (Cost Per Install) là một hình thức Affiliate Marketing dựa trên các hành động khi cài đặt ứng dụng của khách hàng để tính phần trăm hoa hồng. Nói dễ hiểu, các nhà cung cấp sẽ trả tiền cho những ai tải và cài đặt phần mềm, ứng dụng của mình qua một đường link quảng cáo của hệ thống. 

Khi nào nên sử dụng CPI?

Hình thức CPI phù hợp cho việc quảng cáo ứng dụng, phần mềm di động, PC hoặc một số nội dung khác. Các nhà cung cấp thiên về mảng ứng dụng như trò chơi, mua sắm, v.v., hoặc có thể nhắc đến các đơn vị sản xuất, phát triển phần mềm sẽ sử dụng hình thức tiếp thị này. 

Ưu – nhược điểm của hình thức CPI

Ưu điểm:

  • Hình thức CPI có khả năng thu hút người dùng cao, dễ dàng đo đếm, thống kê được số lượng người tải và cài đặt ứng dụng. Đây là một điểm nổi bật so với các hình thức Affiliate Marketing khác.

Nhược điểm:

  • Chí phi cho một CPI là không hề rẻ, vì sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo ứng dụng di động đang ngày càng trở nên gắt gao. 
  • Thường gặp phải các vấn đề về user ảo hoặc giả mạo – tức là chỉ tải ứng dụng về nhưng không thực sự sử dụng.
  • Khi lượng tải thực thấp, rất có khả năng thứ hạng ứng dụng của bạn trên chợ ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng xấu, hay thậm chí là bị khóa vĩnh viễn.

CPI

Hình thức CPS (Cost Per Sale)

Cuối cùng không thể không đề cập tới hình thức CPS (Cost Per Sale), là khi hoa hồng sẽ được tính dựa trên một lượt mua hàng. Nếu như với Cost Per Order, khách hàng chỉ cần đặt hàng thành công là bạn đã nhận được hoa hồng. Nhưng với Cost Per Sale, hoa hồng chỉ được tính sau khi khách hàng thực hiện thanh toán, vì vậy sẽ dễ gặp phải nhiều rủi ro như khách không thanh toán, hoàn trả hàng.

Khi nào nên sử dụng CPS?

Hình thức CPS nên được sử dụng khi bạn có mức chi phí dành cho quảng cáo nhỏ nhưng muốn tận dụng để mang đến hiệu quả cho chiến dịch Marketing. Bạn cũng có thể áp dụng CPS cho việc tiếp cận đến nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến lĩnh vực sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, xây dựng. Điều này sẽ giúp nâng cao thương hiệu doanh nghiệp của bạn hơn rất nhiều và tạo uy tín đến cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 

Ưu và nhược điểm của CPS

Ưu điểm: 

  • Nhiều nhà bán hàng đánh giá đây là hình thức thanh toán mang tới lợi nhuận cao và có độ rủi ro thấp khi chỉ phải thanh toán chi phí quảng cáo khi phát sinh 1 đơn hàng thành công.

Nhược điểm: 

  • CPS cần một hệ thống đo lường chính xác, nếu không đáp ứng được nhu cầu này, nhà bán hàng sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo.

CPS

Trên đây là thông tin cơ bản về 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến. Hy vọng những kiến thức mà Odii giới thiệu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về các hình  thức quảng cáo giúp tối ưu hiệu quả kinh doanh, kiếm tiền và áp dụng chúng một cách hiệu quả. Nếu bạn đang làm về Marketing và muốn tối ưu lợi nhuận chạy quảng cáo cho doanh nghiệp của mình thì đừng bỏ qua các bài viết về Affiliate Marketing của Odii nhé!